Bấm lỗ tai ở những vị trí nào?

Từ trước đến giờ chúng ta thường quen với việc bấm lỗ tai tại vị trí dái tai, là vị trí đơn giản, ít đau và nhanh lành nhất. Tuy nhiên, các bạn trẻ ngày nay lại mang tư duy làm đẹp phóng khoáng hơn hẳn với trào lưu bấm lỗ ở nhiều vị trí khác nhau và số lượng lỗ bấm cũng không dừng lại ở 1 hay 2 mà còn hơn thế. Dưới đây là 13 vị trí bấm lỗ tai phổ biến nhất hiện nay:

Mô phỏng 13 vị trí bấm lỗ tai được ưu chuộng hiện nay.

1, Bấm lỗ đơn – Lobe: Chắc sẽ không cần phải nói quá nhiều về vị trí này nữa đúng không nào. Gần như cô nàng nào cũng có 1 lỗ bấm đơn trên dái tai.

2, Bấm lỗ đúp – Upper Lobe: Bấm 2 lỗ, 1 lỗ tại dái tai như thông thường còn 1 lỗ ngay sát phía trên, gần chạm vào phần sụn. Khi diện khuyên tai sẽ diện 2 loại khác nhau sao cho hài hòa ấn tượng.

3, Bấm lỗ Inner Conch

Tiệm của Mable - các vị trí xỏ khuyên
Tiệm của Mable – các vị trí xỏ khuyên
Tiệm của Mable - các vị trí xỏ khuyên
Tiệm của Mable – các vị trí xỏ khuyên

4, Bấm lỗ Orbital Conch

5, Bấm lỗ Snug: Vị trí này gần như là ở vành tai giữa, sụn khá dày và sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để lành.

6, Bấm lỗ Helix: Đây là kiểu bấm lỗ từng làm mưa làm gió những năm cuối của thập niên 90, trở thành một xu hướng cực hot với giới trẻ. Lỗ Helix được bấm ngay mặt ngoài của vành tai trên, tương đối đau và mất từ 3 đến 6 tháng để lành. Đây cũng là vị trí trú ngụ nhiều bụi bẩn vi khuẩn nên cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

7, Forward Helix

8, Bấm lỗ ngang – Scaffold/Industrial: Đây chắc hẳn là kiểu bấm lỗ tai tạo được hiệu ứng thị giác mạnh nhất, rất dữ dội và cũng rất quyến rũ. Cần bấm cùng lúc hai lỗ tại vành tai trên, sử dụng các mẫu khuyên cá tính có dạng mũi tên vắt ngang qua.

9, Bấm lỗ Rook: Đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và tay nghề thợ bấm phải dày dạn kinh nghiệm. Bởi quá trình bấm lỗ Rook diễn ra trên hai phần sụn khác nhau, mặt trên và mặt dưới bên trong tai. Về mặt thẩm mỹ thì không có gì phải bàn cãi nữa cả, trông cực kỳ thu hút và cá tính, tuy nhiên nếu có ý định bấm lỗ Rook thì nên chuẩn bị tâm lý trước là nó sẽ rất đau.

10, Bấm lỗ Tragus

11, Bấm lỗ Anti – tragus

12, Bấm lỗ Daith: Lỗ Daith nhìn thôi đã thấy ngầu rồi, nhưng nó lại không dành cho những kẻ nhát gan bởi bấm ở vị trí này khá đau, cần ít nhất là 3 tháng đến 6 tháng mới hoàn toàn lành. Kỹ thuật xỏ lỗ Daith là xuyên qua phần sụn sâu nhất nơi khởi đầu của vành tai.

13, Bấm lỗ đúp ngược – Transverse Lobe: Là cùng lúc bấm 2 lỗ tai ở phần dưới dái tai. Đây là vị trí khá bít, đọng bụi bẩn nên đòi hỏi phải vệ sinh cẩn thận và đúng cách. Vết bấm cần kha khá thời gian để lành.

 

Nguồn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *